Khám phá 6 chiến lược giao dịch đột phá và cách ứng dụng hiệu quả

11:42 | 06/05/2025

Chiến lược giao dịch là gì? và vì sao nó lại đóng vai trò then chốt trong thành công của mỗi nhà đầu tư? Trong thị trường Forex đầy biến động, việc lựa chọn đúng chiến lược không chỉ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận mà còn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 6 chiến lược giao dịch đột phá, kèm theo hướng dẫn cách ứng dụng chúng sao cho phù hợp với từng mục tiêu và phong cách đầu tư cá nhân.

1. Hiểu đúng về chiến lược giao dịch

Chiến lược giao dịch (trading strategy) là một kế hoạch hành động chi tiết mà trader sử dụng để xác định thời điểm mua vào hoặc bán ra các tài sản tài chính như cặp tiền tệ, cổ phiếu hay tiền điện tử. Một chiến lược giao dịch bài bản không chỉ giúp trader xác định được điểm vào và điểm thoát lệnh hợp lý mà còn hỗ trợ quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Thông thường, chiến lược giao dịch được xây dựng dựa trên các phân tích kỹ thuật, tín hiệu từ các chỉ báo hoặc từ các sự kiện tin tức tác động mạnh đến thị trường.

Hiện nay, chiến lược giao dịch được chia thành hai loại chính: giao dịch thủ công giao dịch tự động.

  • Giao dịch thủ công (manual trading) yêu cầu trader phải trực tiếp ngồi trước màn hình, phân tích các tín hiệu thị trường và tự ra quyết định giao dịch. Điều này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thị trường và kinh nghiệm thực chiến đáng kể. Giao dịch thủ công không phải là những quyết định bốc đồng, mà là sự kết hợp giữa phân tích kỹ lưỡng và kỹ năng kiểm soát tâm lý.
  • Giao dịch tự động (automated trading), hay còn gọi là giao dịch thuật toán, cho phép trader lập trình sẵn các điều kiện vào lệnh và thoát lệnh. Khi các điều kiện được thỏa mãn, hệ thống sẽ tự động thực hiện giao dịch mà không cần sự can thiệp cảm xúc từ con người. Một trong những cách phổ biến để bắt đầu giao dịch tự động là sử dụng các phần mềm Chuyên gia Cố vấn (Expert Advisor - EA).

👉 Nếu bạn là người mới và muốn hiểu rõ hơn về các kiến thức Forex nền tảng, đừng bỏ qua bài viết: Hệ thống Kiến thức Forex căn bản cho người mới bắt đầu — nơi tổng hợp đầy đủ những kiến thức cần thiết để khởi đầu vững chắc trên thị trường này.

chiến lược giao dịch là gì (9)
chiến lược giao dịch forex

2. Làm thế nào để sử dụng chiến lược giao dịch?

Để áp dụng hiệu quả một chiến lược giao dịch, bạn cần:

  • Xác định phong cách giao dịch cá nhân: Hiểu rõ bạn phù hợp với phong cách giao dịch nhanh (day trading), trung hạn (swing trading) hay dài hạn (position trading).
  • Tìm hiểu các chiến lược phổ biến: Nghiên cứu các phương pháp giao dịch được nhiều trader sử dụng như giao dịch theo xu hướng, giao dịch breakout, giao dịch đảo chiều,...
  • Phát triển chiến lược riêng trong 5 bước: Từ việc xác định tín hiệu vào lệnh, quản lý rủi ro, đặt điểm chốt lời đến kiểm tra hiệu quả và điều chỉnh.
  • Mở tài khoản giao dịch: Đăng ký tại một sàn uy tín để thực hành và tiếp cận công cụ hỗ trợ giao dịch chuyên nghiệp.
  • Thử nghiệm và tối ưu: Kiểm tra nhiều chiến lược trên tài khoản Forex demo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.

Mỗi trader có khẩu vị rủi ro, động lực và thói quen giao dịch riêng, nên sẽ không có một chiến lược "vạn năng" cho tất cả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu và thực hành trước khi giao dịch thật là điều cực kỳ quan trọng.

3. Top 6 chiến lược giao dịch phổ biến nhất

Giao dịch thông minh bắt đầu từ việc chọn đúng chiến lược, cùng điểm qua 6 phương pháp phổ biến nhất hiện nay nhé!

3.1. Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Chiến lược giao dịch theo xu hướng (Trend Trading) là một phương pháp trung hạn, được ưa chuộng bởi các nhà giao dịch theo vị thế (position trader) và giao dịch theo sóng (swing trader). Phương pháp này chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật, đặc biệt là việc xác định sức mạnh của xu hướng thị trường, để quyết định điểm vào và ra của giao dịch.

Mục Tiêu Của Chiến Lược Giao Dịch Theo Xu Hướng

Mục tiêu của giao dịch theo xu hướng là theo dõi và nắm giữ xu hướng thị trường cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng cho thấy xu hướng đó suy yếu hoặc đảo chiều. Khi xu hướng đã được xác định, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tối ưu hóa lợi nhuận. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tận dụng sự biến động của thị trường để đạt được lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn, đồng thời giảm thiểu rủi ro.

chiến lược giao dịch là gì
Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Tư Duy Của Trader Theo Xu Hướng

Trader theo xu hướng không có một cái nhìn cố định về việc thị trường sẽ di chuyển theo hướng nào. Thay vào đó, họ áp dụng tư duy "Tôi đúng hoặc tôi ra khỏi cuộc chơi", nghĩa là họ sẽ tiếp tục giao dịch nếu xu hướng đang diễn ra đúng theo phân tích, hoặc thoát lệnh ngay khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu thay đổi.

Một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược này là khả năng xác định xu hướng chính xác. Khi xu hướng được xác định đúng, nhà giao dịch có thể kiếm lời nhanh chóng và với rủi ro tối thiểu. Tuy nhiên, nếu xác định sai xu hướng, khả năng thất bại trong giao dịch là rất cao. Chính vì vậy, kiên nhẫn và tỉnh táo là yếu tố then chốt. Các trader cần phải thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của xu hướng, vì thị trường có thể biến động rất nhanh.

3.2. Chiến lược giao dịch theo phạm vi

Chiến lược giao dịch theo phạm vi (Range Trading) là một phương pháp tìm cách tận dụng các biến động trong một phạm vi giá ổn định, hay còn gọi là kênh giao dịch đi ngang (sideways channel). Thay vì cố gắng dự đoán xu hướng dài hạn như trong chiến lược theo xu hướng, trader theo phạm vi tập trung vào việc mua vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao, khi giá di chuyển trong phạm vi được xác định bởi các mức hỗ trợ và kháng cự.

Cách thức hoạt động của chiến lược giao dịch theo phạm vi

Chiến lược này hiệu quả nhất khi thị trường có đi ngang hoặc xu hướng yếu, với giá duy trì trong một biên độ nhất định mà không có sự thay đổi mạnh mẽ về hướng đi. Các trader sẽ xác định các mức hỗ trợ - kháng cự trên biểu đồ, từ đó mở lệnh mua gần mức hỗ trợ và lệnh bán gần mức kháng cự.

Điều này làm cho giao dịch theo phạm vi trở thành một chiến lược lý tưởng cho các scalper (những trader giao dịch trong ngắn hạn), vì họ có thể tận dụng các biến động nhỏ trong phạm vi giá để thu về lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, chiến lược này không chỉ giới hạn trong khung thời gian ngắn, mà còn có thể áp dụng trên mọi khung thời gian, từ phút đến ngày, tùy vào từng phong cách giao dịch.

chiến lược giao dịch là gì (1)
Chiến lược giao dịch theo phạm vi

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược giao dịch theo phạm vi

Ưu điểm:

  • Tiềm năng lợi nhuận nhanh: Các trader có thể thu lợi nhuận từ những biến động nhỏ trong phạm vi giá, đặc biệt là khi thị trường không có xu hướng rõ rệt.
  • Dễ dàng áp dụng trên mọi khung thời gian: Chiến lược này có thể áp dụng với các khung thời gian khác nhau, từ giao dịch trong ngày đến dài hạn, miễn là giá không có xu hướng mạnh mẽ.

Hạn chế:

  • Rủi ro khi thị trường phá vỡ phạm vi: Nếu giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự, chiến lược này có thể dẫn đến thua lỗ Forex lớn vì thị trường không còn đi ngang nữa mà chuyển sang xu hướng mới.
  • Cần theo dõi thị trường Forex  liên tục: Để giao dịch hiệu quả theo phạm vi, trader cần theo dõi thị trường một cách chặt chẽ để bắt kịp những thay đổi nhỏ trong phạm vi giá.

Khi nào nên áp dụng chiến lược giao dịch theo phạm vi?

Chiến lược này đặc biệt hữu ích trong các giai đoạn thị trường không có xu hướng rõ rệt, nơi giá vẫn dao động trong một phạm vi ổn định giữa các mức hỗ trợ và kháng cự. Các trader có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như Bollinger Bands, RSI hay Stochastic để xác định các điểm vào và ra hợp lý trong phạm vi giá.

3.3. Chiến lược giao dịch đột phá

Chiến lược giao dịch đột phá (Breakout Trading) là một phương pháp giao dịch dựa vào sự phá vỡ các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, với kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo đà sau khi vượt qua các mức quan trọng này. Đây là một chiến lược phổ biến cho các nhà giao dịch day trader và swing trader, vì nó tận dụng những chuyển động mạnh mẽ và nhanh chóng của thị trường, từ ngắn hạn đến trung hạn.

Cách thức hoạt động của chiến lược giao dịch đột phá

Trong chiến lược này, các trader tìm kiếm những thời điểm giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh mẽ. Một khi giá vượt qua các mức này, thường là kết quả của việc phá vỡ các kênh giá hoặc các mô hình giá đặc biệt như tam giác, mô hình lá cờ, đỉnh đáy kép, hay vai đầu vai, trader sẽ kỳ vọng giá sẽ tiếp tục đi theo quán tính của đột phá và tăng hoặc giảm mạnh. Điều này cho phép các nhà đầu tư tận dụng những biến động lớn của thị trường để thu về lợi nhuận nhanh chóng.

Đặc điểm của giao dịch đột phá

Giao dịch đột phá thường xuyên xảy ra trong mọi loại thị trường, từ các thị trường có xu hướng mạnh đến những thị trường đi ngang. Tuy nhiên, đột phá thường xảy ra mạnh mẽ nhất khi thị trường đang trong một giai đoạn tích lũy, nơi giá có sự dồn nén trong một phạm vi hẹp, tạo ra tiềm năng cho sự bùng nổ lớn khi các ngưỡng quan trọng bị phá vỡ.

chiến lược giao dịch là gì (2)
Chiến lược giao dịch đột phá

Ai phù hợp với chiến lược giao dịch đột phá?

Chiến lược này chủ yếu được áp dụng bởi các day trader và swing trader, những người tìm kiếm lợi nhuận từ các chuyển động ngắn hạn và trung hạn. Các trader này sẽ tập trung vào những thay đổi lớn trong giá trị tài sản trong một khoảng thời gian ngắn, và tận dụng đột phá để mở và đóng lệnh trong các khung thời gian ngắn.

Rủi ro và quản lý rủi ro trong giao dịch đột phá

Mặc dù chiến lược giao dịch đột phá có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nó cũng đi kèm với rủi ro cao. Một trong những vấn đề phổ biến là false breakout (đột phá giả), khi giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự nhưng sau đó quay lại và di chuyển theo chiều ngược lại. Điều này có thể dẫn đến thua lỗ nếu không được quản lý tốt.

Để giảm thiểu rủi ro, các trader thường sử dụng các công cụ như lệnh cắt lỗ (stop-loss) và xác nhận tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật hoặc mô hình giá để đảm bảo rằng đột phá thực sự là đáng tin cậy và có khả năng tiếp tục.

3.4. Chiến lược giao dịch đảo chiều

Chiến lược giao dịch đảo chiều (Reversal Trading) là một phương pháp giao dịch tập trung vào việc xác định khi nào xu hướng hiện tại của thị trường sẽ đảo chiều. Khi thị trường không còn tiếp tục đi theo xu hướng cũ mà thay đổi hướng đi, chiến lược đảo chiều sẽ tìm cách vào lệnh khi thị trường quay đầu. Mặc dù chiến lược này có những điểm tương đồng với chiến lược giao dịch theo xu hướng, nhưng điểm khác biệt chính là ở chỗ trader giao dịch đảo chiều tìm kiếm những điểm quay đầu của xu hướng, thay vì tiếp tục theo xu hướng đang diễn ra.

chiến lược giao dịch là gì (7)
Chiến lược giao dịch đảo chiều

Đặc Điểm Của Chiến Lược Giao Dịch Đảo Chiều

Đảo chiều có thể xảy ra theo cả hai hướng, có nghĩa là xu hướng có thể thay đổi từ tăng thành giảm hoặc ngược lại. Sự đảo chiều này thường là kết quả của một thay đổi lớn trong tâm lý thị trường, khi các nhà đầu tư và trader thay đổi quan điểm về giá trị của tài sản, dẫn đến một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong hành động giá.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là đảo chiều có thể diễn ra nhanh chóng trong giao dịch trong ngày (day trading), nhưng cũng có thể diễn ra trong thời gian dài, từ vài ngày đến vài tuần, hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, các trader sẽ áp dụng chiến lược này ở các khung thời gian khác nhau tùy vào phong cách giao dịch của mình.

Khi Nào Chiến Lược Giao Dịch Đảo Chiều Phù Hợp?

  • Giao dịch trong ngày (Day Trading): Đảo chiều có thể xảy ra rất nhanh chóng trong những khung thời gian ngắn, chẳng hạn như biểu đồ 5 phút, 15 phút hay 1 giờ. Đối với các trader giao dịch trong ngày, việc nhận diện những tín hiệu đảo chiều nhanh là rất quan trọng, vì nó có thể mang lại cơ hội kiếm lời trong thời gian ngắn.
  • Giao dịch dài hạn (Position Trading): Trong các chiến lược giao dịch dài hạn, đảo chiều có thể diễn ra trong nhiều ngày, tuần, hoặc thậm chí tháng. Các trader dài hạn sẽ tìm kiếm những tín hiệu đảo chiều trên các biểu đồ hàng ngày hoặc hàng tuần, vì những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng thị trường trong dài hạn.

Phương Pháp Nhận Diện Đảo Chiều

Để thành công với chiến lược giao dịch đảo chiều, các trader cần phải nhận diện chính xác các dấu hiệu đảo chiều. Điều này có thể được thực hiện thông qua các công cụ phân tích kỹ thuật, chẳng hạn như:

  • Mô hình giá đảo chiều (head and shoulders, double top/bottom)
  • Chỉ báo kỹ thuật như RSI (Relative Strength Index) hoặc Stochastic Oscillator, khi chúng cho tín hiệu quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold), báo hiệu khả năng đảo chiều.
  • Khối lượng giao dịch cũng là một yếu tố quan trọng, vì sự gia tăng đột ngột trong khối lượng có thể xác nhận một đảo chiều sắp xảy ra.

Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Đảo Chiều

Giống như mọi chiến lược giao dịch, chiến lược đảo chiều cũng không thiếu rủi ro. Rủi ro lớn nhất trong giao dịch đảo chiều là khả năng đảo chiều giả (false reversal), khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều nhưng sau đó tiếp tục đi theo xu hướng cũ, gây tổn thất cho các nhà giao dịch.

Để giảm thiểu rủi ro, các trader có thể sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ (stop-loss) và lệnh chốt lời (take-profit). Điều quan trọng là kiên nhẫn và không vội vàng khi nhận diện đảo chiều, tránh việc vào lệnh quá sớm trước khi xu hướng thực sự thay đổi.

3.5. Chiến lược giao dịch động lượng

Chiến lược giao dịch động lượng (Momentum Trading) là một phương pháp giao dịch tập trung vào việc mua và bán tài sản dựa trên sức mạnh gần đây của xu hướng giá. Ý tưởng cơ bản của chiến lược này là nếu một xu hướng giá có đủ lực đẩy từ các yếu tố thị trường, giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng đó trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trung hạn. Mục tiêu của các trader động lượng là tận dụng sự thay đổi giá mạnh mẽ và theo đà cho đến khi xu hướng bắt đầu mất đi động lực.

Cách Thức Hoạt Động Của Chiến Lược Giao Dịch Động Lượng

Trader động lượng tìm kiếm các biến động giá mạnh mẽ và tin rằng khi một tài sản có sự thay đổi lớn, xu hướng sẽ tiếp tục di chuyển theo cùng hướng trong một thời gian nhất định. Những chuyển động này thường đi kèm với sự gia tăng khối lượng giao dịch, điều này càng chứng tỏ sự mạnh mẽ của xu hướng. Các nhà giao dịch sẽ mua vào khi xu hướng tăng mạnh và bán ra khi giá bắt đầu mất đà, từ đó thu về lợi nhuận từ những biến động ngắn hạn.

Các Yếu Tố Chính Của Chiến Lược Giao Dịch Động Lượng

  • Biến Động Giá: Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược động lượng là biến động giá. Các trader sẽ tìm kiếm những biến động mạnh và nhanh trong giá tài sản, đặc biệt là trong thời gian ngắn. Những thay đổi giá này tạo ra cơ hội để tận dụng sức mạnh của xu hướng.
  • Khối Lượng Giao Dịch: Khối lượng giao dịch là một yếu tố xác nhận sự mạnh mẽ của xu hướng. Khi có sự gia tăng khối lượng, điều này cho thấy rằng có nhiều trader tham gia vào xu hướng và giúp xác nhận động lực thị trường.
  • Khung Thời Gian: Trader động lượng sẽ lựa chọn các khung thời gian ngắn hoặc trung hạn để bắt kịp các biến động giá mạnh. Khung thời gian phổ biến thường là từ 15 phút, 1 giờ, đến các biểu đồ hàng ngày.
chiến lược giao dịch là gì (4)
Chiến lược giao dịch động lượng

Công Cụ Kỹ Thuật Sử Dụng Trong Giao Dịch Động Lượng

Các trader động lượng chủ yếu sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác nhận xu hướng và tìm điểm vào lệnh. Một số công cụ phổ biến bao gồm:

  • Chỉ Báo Động Lượng: Đây là một chỉ báo đo lường sự mạnh mẽ của xu hướng hiện tại. Các chỉ báo động lượng giúp trader nhận diện liệu giá có thể tiếp tục đi theo hướng đã chọn hay không.
  • RSI (Relative Strength Index): RSI giúp xác định mức độ quá mua hoặc quá bán của tài sản, từ đó giúp các trader nhận biết khi xu hướng có thể đảo chiều hoặc tiếp tục.
  • Đường Trung Bình Động (Moving Averages): Các đường trung bình động giúp xác định xu hướng tổng thể của thị trường, và khi giá vượt qua hoặc giao cắt với đường trung bình, đó có thể là tín hiệu cho một động thái mạnh mẽ.
  • Chỉ Báo Dao Động Stochastic: Đây là công cụ giúp xác định các điểm đảo chiều tiềm năng, cho phép trader vào lệnh khi xu hướng đạt mức cực trị.

Ai Phù Hợp Với Chiến Lược Giao Dịch Động Lượng?

Chiến lược giao dịch động lượng phù hợp với các day trader và swing trader, những người có thể tận dụng các chuyển động giá mạnh trong thời gian ngắn để thu về lợi nhuận. Những trader này sẽ chú trọng vào hành động giá hơn là vào các yếu tố cơ bản dài hạn, vì vậy họ không cần quan tâm quá nhiều đến sự tăng trưởng bền vững của tài sản mà chỉ tập trung vào việc bắt kịp xu hướng hiện tại.

Quản Lý Rủi Ro Trong Giao Dịch Động Lượng

Mặc dù chiến lược giao dịch động lượng có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng, nhưng nó cũng chứa đựng rủi ro lớn. Một trong những nguy cơ lớn nhất là đảo chiều xu hướng khi thị trường không tiếp tục theo đà mà quay lại xu hướng ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro, các trader thường sử dụng các lệnh cắt lỗ (stop-loss) để bảo vệ vốn đầu tư và giảm thiểu thua lỗ khi xu hướng thay đổi.

3.6. Chiến lược giao dịch dựa trên tin tức

Chiến lược giao dịch dựa trên tin tức là một phương pháp giao dịch chủ yếu sử dụng thông tin kinh tế và sự kiện thế giới để dự đoán các biến động giá trên thị trường. Các trader sử dụng chiến lược này không chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật mà còn phân tích các yếu tố cơ bản như các chỉ số kinh tế, thông báo chính sách của các ngân hàng trung ương, và sự kiện lớn (như báo cáo lợi nhuận, công bố dữ liệu việc làm, thay đổi chính trị, v.v.) để đưa ra quyết định giao dịch.

Cách Thức Hoạt Động Của Chiến Lược Giao Dịch Dựa Trên Tin Tức

Các nhà giao dịch tin tức thường xuyên theo dõi các tín hiệu từ tin tức để phát hiện cơ hội giao dịch ngắn hạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các day trader hoặc scalper, những người tìm kiếm cơ hội từ các biến động ngắn hạn do các sự kiện tin tức tác động mạnh mẽ. Các trader này cần phải nhanh chóng nhận diện các sự kiện kinh tế quan trọng như công bố lãi suất, báo cáo GDP, chỉ số PMI, hoặc các thông báo chính trị có thể làm thị trường dao động mạnh.

Phân Tích Tin Tức Và Tác Động Đến Thị Trường

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của trader tin tức là khả năng hiểu rõ tác động của tin tức lên thị trường. Thay vì chỉ đơn giản là hiểu nội dung tin tức, họ phải đánh giá cách mà thị trường có thể phản ứng với thông tin đó. Ví dụ, khi một báo cáo việc làm mạnh mẽ được công bố, nó có thể khiến đồng đô la Mỹ tăng giá, nhưng nếu thị trường đã kỳ vọng một kết quả mạnh mẽ hơn nữa, đồng đô la có thể giảm giá do sự thất vọng về kết quả không đạt kỳ vọng. Chính sự hiểu biết về tâm lý thị trường này sẽ giúp trader đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.

chiến lược giao dịch là gì (8)
 Chiến lược giao dịch dựa trên tin tức

Những Yếu Tố Quan Trọng Trong Chiến Lược Giao Dịch Tin Tức

  • Dự Báo Các Sự Kiện Quan Trọng: Các trader tin tức phải theo dõi và lên kế hoạch trước cho các sự kiện lớn như công bố báo cáo kinh tế, cuộc họp của các ngân hàng trung ương, hoặc các cuộc bầu cử chính trị. Họ sẽ đánh giá mức độ tác động của các sự kiện này đối với các tài sản mà họ đang giao dịch.
  • Sự Biến Động Thị Trường: Các tin tức thường tạo ra sự biến động mạnh trong giá cả tài sản. Vì vậy, quản lý rủi ro là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược giao dịch tin tức. Trader thường sử dụng lệnh cắt lỗ và lệnh chốt lời ngay lập tức để bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ.
  • Khả Năng Phản Ứng Nhanh Chóng: Đối với giao dịch tin tức, tốc độ là yếu tố quyết định. Các nhà giao dịch phải quyết đoán và sẵn sàng hành động nhanh chóng ngay khi có thông tin quan trọng. Điều này có thể yêu cầu họ phải sử dụng các công cụ tự động, như chương trình giao dịch tự động (algorithmic trading), để thực hiện giao dịch ngay lập tức khi có tin tức ra.

Rủi Ro Và Lợi Ích

Lợi ích của chiến lược giao dịch tin tức là khả năng lợi nhuận nhanh chóng từ những biến động mạnh mẽ do các sự kiện tin tức. Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi các tin tức không tác động đến thị trường theo dự đoán. Một sự kiện kinh tế có thể tạo ra phản ứng ngược lại với kỳ vọng của trader, dẫn đến thua lỗ lớn.

4. Sự khác biệt giữa chiến lược giao dịch và phong cách giao dịch

Trong quá trình học hỏi và tham gia thị trường tài chính, nhiều trader mới thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm: phong cách giao dịch (trading style) và chiến lược giao dịch (trading strategy). Tuy nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực tế, chúng lại có những điểm khác biệt rất rõ ràng.

Phong cách giao dịch là cách mỗi trader tiếp cận thị trường, phụ thuộc nhiều vào sở thích cá nhân, tính cách và mục tiêu đầu tư. Nếu so sánh với âm nhạc, phong cách giao dịch giống như thể loại nhạc bạn yêu thích — pop, ballad, rock hay jazz — mỗi phong cách đều mang một “chất” riêng. Trong giao dịch, có những phong cách phổ biến như scalping (giao dịch lướt sóng), day trading (giao dịch trong ngày), swing trading (giao dịch trung hạn) hay position trading (giao dịch dài hạn).

Ngược lại, chiến lược giao dịch là một kế hoạch cụ thể được thiết kế dựa trên phong cách giao dịch đã chọn. Chiến lược bao gồm các bước chi tiết như: tiêu chí chọn điểm vào lệnh và thoát lệnh, các công cụ phân tích cần sử dụng, cách quản lý vốn, và cách kiểm soát rủi ro. Nói cách khác, chiến lược giao dịch chính là "bản kế hoạch hành động" để trader thực thi phong cách giao dịch của mình một cách hiệu quả và có hệ thống hơn.

Hiểu đúng và phân biệt rõ giữa phong cách và chiến lược giao dịch sẽ giúp bạn xây dựng được phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân, từ đó tăng cơ hội thành công trên thị trường.

chiến lược giao dịch là gì (5)
Phân biệt rõ giữa phong cách và chiến lược giao dịch sẽ giúp bạn xây dựng được phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân

5. Các phong cách giao dịch (trading style) phổ biến nhất  

5.1. Giao dịch dài hạn (Position Trading)

Giao dịch dài hạn tập trung vào việc nắm giữ vị thế trong vài tuần đến vài tháng, thường dựa vào phân tích cơ bản và xu hướng dài hạn. Phong cách này mang lại lợi nhuận cao nhờ vào đòn bẩy, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nếu bỏ qua các biến động nhỏ. Phí swap qua đêm có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng việc ít theo dõi thị trường giúp trader cảm thấy an tâm hơn.

5.2. Giao dịch lướt sóng (Swing Trading)

Swing trading là chiến lược nắm giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần, tận dụng các đảo chiều ngắn hạn trong xu hướng thị trường. Phong cách này yêu cầu phân tích kỹ thuật, đặc biệt là các mức hỗ trợ và kháng cự. Mặc dù có nhiều cơ hội giao dịch, giao dịch lướt sóng vẫn cần nghiên cứu kỹ và cẩn trọng với rủi ro qua đêm.

5.3. Giao dịch trong ngày (Day Trading)

Day trading yêu cầu mở và đóng lệnh trong cùng một ngày, thường trong vài phút đến vài giờ. Phong cách này phù hợp với những trader tìm kiếm sự linh hoạt, không phải giữ lệnh qua đêm. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tính kỷ luật cao và quản lý rủi ro tốt, vì chi phí giao dịch cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.

5.4. Scalping

Scalping là giao dịch cực ngắn, từ vài giây đến vài phút, với mục tiêu lợi nhuận nhỏ nhưng liên tục từ các biến động giá nhanh. Phong cách này yêu cầu thị trường thanh khoản cao và khả năng phân tích nhanh. Scalping mang lại nhiều cơ hội giao dịch nhưng đòi hỏi sự tập trung và kỷ luật rất cao, đồng thời có thể gây căng thẳng cho trader.

chiến lược giao dịch là gì (6)
Scalping mang lại nhiều cơ hội giao dịch nhưng đòi hỏi sự tập trung và kỷ luật rất cao

6. Thực hành chiến lược giao dịch trong 5 bước

Đối với những trader mới bắt đầu, thế giới giao dịch kỹ thuật có thể cực kỳ rộng lớn và dễ gây choáng ngợp: nào là chỉ báo kỹ thuật, tín hiệu giao dịch, phương pháp, chiến lược... Việc tiếp cận khối lượng kiến thức khổng lồ này đòi hỏi một quy trình thực hành bài bản và kiên trì.

Một trong những cách hiệu quả nhất để làm quen với thị trường là áp dụng một quy trình giao dịch gồm 5 bước. Đây là những bước cơ bản, đã được nhiều trader chuyên nghiệp áp dụng thành công để xây dựng chiến lược giao dịch kỹ thuật vững chắc của riêng họ.

Bước 1: Tìm kiếm cơ hội trên biểu đồ khung thời gian dài

Khởi đầu, trader nên quét các biểu đồ khung thời gian lớn hơn từ 4–5 lần so với khung thời gian giao dịch thông thường. Ví dụ, nếu bạn giao dịch ở biểu đồ 1 giờ, hãy tìm kiếm cơ hội từ biểu đồ 4 giờ hoặc ngày.

Ở bước này, mục tiêu là xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, vốn đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Khi giá tiến sát những vùng này, đây là tín hiệu tốt để cân nhắc vào lệnh với rủi ro thấp. Bằng cách đặt lệnh cắt lỗ gần các vùng hỗ trợ/kháng cự, trader có thể kiểm soát tổn thất chỉ trong khoảng 1–3% tài khoản, trong khi cơ hội lợi nhuận có thể đạt tỷ lệ phần thưởng/rủi ro tới 3:1.

Bước 2: Xem xét bối cảnh hiện tại

Không chỉ dựa vào biểu đồ, trader cũng cần đánh giá tổng thể bối cảnh thị trường và các yếu tố cơ bản.

Ví dụ, khi bạn mua cặp AUD/JPY, hãy tự hỏi: Liệu tâm lý thị trường có đang ủng hộ các tài sản rủi ro như AUD? Các yếu tố kinh tế của Úc có khả quan hơn Nhật Bản không? Điều này cực kỳ quan trọng với các giao dịch dự kiến nắm giữ lâu dài trong nhiều tuần hoặc tháng.

Bước 3: Sàng lọc ban đầu trên biểu đồ khung thời gian dài

Ở bước này, trader cần tìm kiếm giao dịch thỏa mãn 4 tiêu chí quản lý rủi ro và vốn:

  • Tiêu chí 1: Điểm vào lệnh gần vùng hỗ trợ mạnh, với lệnh cắt lỗ đặt ở vị trí không bị ảnh hưởng bởi biến động ngẫu nhiên.
  • Tiêu chí 2: Điểm chốt lời (kháng cự) cách xa ít nhất 2–3 lần so với khoảng cách từ điểm vào đến cắt lỗ, đảm bảo tỷ lệ phần thưởng/rủi ro tối thiểu 2:1.
  • Tiêu chí 3: Khoảng cách từ điểm vào đến cắt lỗ không quá rộng để không mất kiểm soát rủi ro.
  • Tiêu chí 4: Tổn thất tối đa không vượt quá 1–3% tài khoản.

Các công cụ hỗ trợ như đường xu hướng, Bollinger Bands, Fibonacci thoái lui, mô hình giá, hoặc chỉ báo RSI, MACD... sẽ giúp bạn xác nhận các vùng hỗ trợ/kháng cự này chính xác hơn.

Bước 4: Sàng lọc lần hai trên khung thời gian giao dịch

Sau khi xác định cơ hội ở biểu đồ dài hạn, hãy kiểm tra lại trên biểu đồ ngắn hơn (ví dụ, từ tuần sang ngày) để đảm bảo tiêu chí ban đầu vẫn còn phù hợp.

Trong bước này, bạn có thể:

  • Chọn phương pháp đặt lệnh dừng lỗ: dựa trên trực giác hoặc khách quan (như sử dụng ATR).
  • Cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ phần thưởng/rủi ro nếu giao dịch theo xu hướng mạnh.
  • Tìm kiếm điểm vào lệnh tối ưu, nơi vừa đảm bảo rủi ro thấp, vừa đạt kỳ vọng lợi nhuận cao.
  • Việc sàng lọc hai lần giúp bạn tránh những “cạm bẫy” ẩn trên biểu đồ khung thời gian ngắn hơn.

Bước 5: Sàng lọc lần ba trên khung thời gian ngắn

Cuối cùng, trader sẽ rà soát biểu đồ khung thời gian nhỏ hơn (ví dụ, từ 1–4 giờ nếu giao dịch ở khung ngày) để tinh chỉnh chiến lược:

  • Xác định các mức hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn.
  • Tối ưu hóa điểm vào, thêm các lệnh bổ sung nếu cần.
  • Quan sát hành động giá (price action) để đánh giá sức mạnh xu hướng.

Đôi khi, bước sàng lọc này còn giúp trader phát hiện ra những thay đổi trong tâm lý thị trường, từ đó điều chỉnh hoặc thậm chí hủy bỏ giao dịch trước khi nó mang lại rủi ro lớn.

7. Kết luận

Chiến lược giao dịch là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi nhà đầu tư. Một chiến lược phù hợp giúp bạn kiểm soát rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Hãy tìm cho mình chiến lược phù hợp và kiên trì thực hiện. Bạn đã sẵn sàng thử nghiệm chiến lược mới chưa? Chia sẻ ngay kinh nghiệm trade của bạn với chúng tôi ngay phần bình luận phía dưới đây nhé!

Mong rằng bài viết chiến lược giao dịch là gì? đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.

5.0
1 Đánh giá
Fergal Nguyễn
Fergal Nguyễn
Chuyên gia tài chính
Kết nối:
Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đầu tư chứng khoán, vàng. Tôi mong muốn chia sẻ kiến thức căn bản để giúp mọi người sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn.
Viết bình luận
Thêm bình luận
Bài viết liên quan

Thông báo