Phân tích thị trường Forex ngày 24/4/25
Trong bối cảnh tâm lý "risk-off" bao trùm thị trường toàn cầu, đồng USD bất ngờ trở lại đầy mạnh mẽ, kéo theo loạt biến động đáng chú ý trên các cặp tiền tệ chủ chốt. Cùng mình điểm qua những phân tích kỹ thuật quan trọng, các vùng giá đáng chú ý và chiến lược giao dịch tiềm năng trong phiên giao dịch Forex ngày 24/4/2025 nhé!
Tâm lý "Risk-Off" lên ngôi, chứng khoán Mỹ hụt hơi
Thị trường chứng khoán Mỹ không thể duy trì được đà tích cực vào cuối phiên hôm qua, bất chấp thông tin rằng Nhà Trắng đang cân nhắc việc giảm từ 50–60% thuế quan với Trung Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, việc chưa có quyết định cuối cùng và các quan chức khẳng định bất kỳ động thái nào cũng sẽ nằm trong khuôn khổ đàm phán khiến thị trường vẫn trong trạng thái thận trọng.
Tâm lý chung trên thị trường đang nghiêng về hướng “Risk-off” – tức giảm khẩu vị rủi ro. Đồng USD nhờ vậy tiếp tục tăng mạnh, tiến gần mức 100.00, được hỗ trợ bởi kỳ vọng về sự độc lập của FED khi Tổng thống Trump hạ giọng với Chủ tịch Powell sau những lời đe dọa sa thải trước đó. Với tâm lý thị trường chưa ổn định và chứng khoán Mỹ chưa tìm thấy động lực tăng rõ ràng, đồng USD dự kiến vẫn sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt khi dữ liệu PMI từ châu Âu hôm qua cho thấy xu hướng trái chiều.
Trên thị trường trái phiếu, sau giai đoạn bán tháo hoảng loạn, hiện các giao dịch đã phần nào ổn định lại. Điều này tiếp tục hỗ trợ đà tăng cho đồng USD, gây áp lực giảm lên các đồng tiền trong nhóm G7.
Góc Kỹ Thuật – Các kịch bản giao dịch nổi bật
EUR/USD – Cửa giảm mở rộng
Dữ liệu PMI châu Âu tiếp tục thể hiện sự không đồng nhất, khiến triển vọng tăng trưởng khu vực này vẫn bất ổn. Trước đà phục hồi của đồng bạc xanh, EUR có khả năng sẽ còn tiếp tục suy yếu. Cặp EUR/USD hiện đã phá vỡ đường trung bình SMA200 trên khung H1, mở ra khả năng tiếp tục giảm sâu.

Vùng kháng cự gần nhất: quanh 1.13887 (Supply zone + SMA200 H1)
Lệnh short tiềm năng: STP 1.144 – TP 1.12255 đến 1.110
Kịch bản phụ: Nếu EUR không vượt được 1.13575 trong phiên Âu, có thể sẽ nhanh chóng giảm mạnh qua 1.1305 → Kích hoạt chiến lược Sell-Stop dưới 1.1307

USD/CAD – Mô hình đảo chiều thành công
Cặp USDCAD là điểm sáng trong nhóm các đồng tiền hàng hóa hôm nay, với tiềm năng tăng giá rõ nét hơn so với AUD và NZD. Giá đã hình thành mô hình đảo chiều và phá vỡ vùng tích lũy trước đó, đồng thời di chuyển ổn định trên đường SMA200 H1.

Vùng mua lý tưởng: quanh 1.1384–1.1385 (Demand zone + giao cắt SMA20/200 H1)
STP: 1.1379 (đáy hôm qua)
TP: 1.393 – 1.397 – mở rộng đến 1.403

USD/JPY – Tăng mạnh nhờ lợi suất trái phiếu
Đà tăng của USDJPY vẫn đang tiếp diễn nhờ sự phục hồi của USD và lợi suất trái phiếu. Với đặc điểm đặc trưng của USDJPY – sóng hiệu chỉnh ngắn – xu hướng tăng giá có thể tiếp tục.

Vùng vào lệnh mua: quanh 142.250 (Demand zone + SMA20/200)
STP: 141.4 – TP: 144.880 → xa nhất là 147.0
Kịch bản mở rộng: Nếu giá vượt 143.6 (đỉnh hôm qua), có thể cân nhắc Buy-Stop tiếp diễn xu hướng tăng.

Vàng (Gold) – Hồi phục ngắn hạn nhưng rủi ro vẫn cao
Giá vàng tiếp tục giảm trong phần lớn thời gian giao dịch, nhưng cuối phiên Mỹ đã xuất hiện lực hồi ấn tượng quanh đường SMA200 H1. Điều này tạo điều kiện cho các kịch bản giao dịch ngắn hạn:

Nếu giá giảm về quanh $3294 → Mua ngắn hạn, STP 9 giá
Nếu giá tăng sớm trong phiên Á và quay lại mốc $3308 → Mua tiếp, STP 9 giá
Nếu giá vọt qua $3338 nhưng giảm ngược lại dưới mức này trong phiên Âu → Short theo nhịp pullback, STP 8 giá
TP mở rộng: $3260 – $3230 – $3211 – $3182

BTC/USD – Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn
BTC đã có chuỗi ngày tăng mạnh từ đầu tháng 4, nhưng đà này tạm chững lại khi thị trường bắt đầu định giá lại các rủi ro. Dù vậy, triển vọng dài hạn vẫn tích cực khi cấu trúc khung Daily cho thấy tín hiệu đảo chiều tăng.

Nếu BTC thủng mốc $92,400 → Chiến lược Short ngắn hạn có thể kích hoạt sau nhịp hồi về $92,400
STP: $94,000
TP: quanh $88,500

Kết luận
Ngày 24/04 chứng kiến tâm lý thị trường thận trọng quay trở lại, dù có tín hiệu tích cực về quan hệ Mỹ - Trung. USD hưởng lợi, trong khi chứng khoán, vàng và các tài sản rủi ro đang đứng trước nguy cơ điều chỉnh. Trong giai đoạn này, việc quản trị rủi ro và kiên nhẫn chờ vùng giá đẹp là yếu tố then chốt thay vì “đu đỉnh” theo sóng.
>>Tham khảo nguồn tin từ XM